Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Chất chỉ thị pH làm từ bắp cải đỏ

Giới thiệu
Bắp cải đỏ chứa một loại nguyên tử sắc tố gọi là flavin (1 loại anthocyanin). Chất sắc tố dễ tan trong nước trên cũng có thể tìm thấy ở vỏ táo, quả mận, hoa bắp và nho. Dung dịch acid sẽ làm anthocyanin chuyển sang màu đỏ. Đối với dung dịch trung hòa thì chuyển sang màu tim tím. Với dung dịch bazơ sẽ thấy màu xanh lá cây nhạt – vàng. Do đó, có thể xác định pH của dung dịch dựa vào màu sắc thay đổi của sắc tố anthocyanin trong dung dịch bắp cải đỏ.Màu của dung dịch bắp cải thay đổi do sự thay đổi nồng độ ion hydrô. Sau đây là bảng phân loại màu sắc của chỉ thị dung dịch bắp cải đỏ ở các pH khác nhau. Nếu muốn, bạn cũng có thể làm riêng 1 bảng khác, sử dụng các chất hóa học với pH đã biết trước.
pH 2 4 6 8 10 12
Màu Đỏ Đỏ tía Tím Xanh dương Xanh dương – lục Hơi lục - vàng
Nguyên vật liệu:
bắp cải đỏmáy xay hoặc daonước sôigiấy lọc1 cốc becher lớn hoặc dụng cụ thủy tinh6 becher 250 ml hoặc các ly thủy tinh nhỏammonia (NH3)sodium bicarbonate, NaHCO3sodium carbonate, Na2CO3nước chanh (acid citric, C6H8O7)giấm (acid acetic, CH3COOH)bột cao (Potassium bitartrate, KHC4H4O6)chất chống acid (calcium carbonate, calcium hydroxide, magnesium hydroxide)nước khoáng seltzer (acid carbonic, H2CO3)acid muriatic hay nước rửa dùng trong công trình xây dựng (acid hydrochloric, HCl)kiềm (potassium hydroxide, KOH hoặc sodium hydroxide, NaOH)
 
Quy trình thí nghiệm:
1. Cắt nhỏ bắp cải đỏ cho đến khi bạn có đầy 2 tách bắp cải. Cho bắp cải vào becher lớn hay ly thủy tinh và đổ đầy nước sôi vào. Đợi 10 phút để các sắc tố trong bắp cải hòa tan vào nước. (Hoặc bạn có thể cho bắp cải vào máy xay cùng với nước nóng.)2. Lọc dung dịch và loại bỏ phần xác thực vật sẽ thu được dung dịch màu xanh dương nhạt - đỏ - tím có pH khoảng 7. (Màu sắc thật của dung dịch bạn thu được còn tùy thuộc vào nồng độ pH của nước)3. Cho khoảng 50 – 100 ml dung dịch bắp cải đỏ vào mỗi cốc becher 250 ml.4. Cho vào mỗi becher một loại dung dịch (thường dùng trong nhà) khác nhau cho đến khi màu của chỉ thị thay đổi, nên sử dụng cốc becher khác để chứa đựng mỗi loại dung dịch.
 
Lưu ý:1. Đây là thí nghiệm acid – bazơ, lưu ý nên dùng kính bảo hộ và găng tay, nhất là khi dùng acid mạnh (HCl) và bazơ mạnh (NaOH hay KOH).2. Các loại hóa chất dùng cho thí nghiệm này phải an toàn sau khi rửa bằng nước thường.3. Để làm cho chỉ thị bắp cải đỏ đạt đến nồng độ pH trung hòa, đầu tiên cho dung dịch acid như giấm hoặc nước chanh vào cho đến màu đo đỏ, sau đó cho sôđa NaHCO3 hoặc chất chống acid để điều chỉnh pH đến 7.
4. Bạn có thể làm giấy chỉ thị pH bằng dung dịch chỉ thị bắp cải đỏ. Lấy giấy lọc ngâm vào dung dịch bắp cải đỏ đậm đặc. Sau vài giờ, lấy giấy ra, để khô (treo bằng kẹp áo hay sợi dây). Cắt nhỏ mảnh giấy này ra, và dùng làm giấy thử nồng độ pH cho các dung dịch khác.
(Hoahocdoisong.com)

"Nước khô" - một phát kiến thú vị

Một phát minh tương tự như chất bột nhưng lại có thể tạo ra một cuộc cách mạng về hoá chất. Nói cách khác, các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp thật tuyệt vời để chuyển biến thể dạng của các chất.

Andrew Cooper và các cộng sự tại đại học Liverpool, Anh đã khám phá ra một vật liệu kì lạ được tạo ra từ hỗn hợp nước và silicat đặt tên là “nước khô”, có các đặc điểm giống như bột mì và đường mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày. Đúng hơn là vật liệu này là những giọt nước nhỏ được bao quanh bởi một lớp cát cực mỏng.

“Nước khô” có thể hấp thụ khí cacbon đioxit (CO2) gấp 3 lần nước thường, và hấp thụ được cả khí metan (CH4). Chính xác thì chúng sẽ nhốt khí CO2 và các loại khí độc hại bên trong, giúp con người chống lại sự nóng lên toàn cầu.

“Nước khô” còn có thể làm chất xúc tác cho các phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng và thời gian. Tiến sĩ Ben Carter đã trình bày nghiên cứu về vật liệu kì lạ này tại 240 quốc gia và hội Hoá học Mỹ ở Boston. “Nước khô” thật sự sẽ trở thành một cuộc cách mạng bởi những lợi ích của nó.

"Hy vọng trong tương lai chúng tôi sẽ thấy một con sóng được làm khô”, tiến sĩ Ben Carter nói một cách hóm hỉnh.   

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Tại sao gọi là muối Amoni

Khi thêm muối này vào axit nitric thì thu được "nước vua" có khả năng hòa tan được cả vàng - vua kim loại.

Thời xa xưa, trên các ốc đảo phồn vinh thuộc sa mạc Libi hiện lên những đền thờ thần Mặt trời cổ Ai Cập là thần Amôn. Những người thổ dân ở đây, khi chưng cất phân lạc đà đã thu được một loại muối trắng có tính chất kỳ lạ: nó biến mất ở chỗ đun nóng và xuất hiện chỗ cách đó không xa; khi rắc muối này lên bề mặt những sản phẩm bằng kim loại đang nóng thì bề mặt kim loại trở nên sạch và sáng bóng; khi thêm muối này vào axit nitric thì thu được "nước vua" có khả năng hòa tan được cả vàng - vua kim loại. Vì những tính chất đặc biệt đó nên người ta gọi nó là muối thần Amôn. Đó chính là muối NH4Cl và ngày nay amoni được dùng để chỉ tất cả các muối có chưa ion NH4+
Theo Tạp chí Hóa học & Ứng dụng