Bạn bè gặp nhau thường bắt tay, biểu thị sự hữu hảo, thân thiện - đó là một loại kí hiệu thông dụng trên toàn thế giới. Cũng như vậy, trong hoá học cũng có "kí hiệu" của mình, thứ ngôn ngữ chung của thế giới hoá học.
Chúng ta mới thoạt nhiên tiếp
xúc với hoá học mà đã có bao nội dung phức tạp, thuật ngữ ngồn ngộn
tựa như một mớ bòng bong, khó lần ra đầu mối. Nhưng lạ thay, có kí
hiệu hoá học, nắm lấy quy luật ở trong đó thì hoá học trở nên có tuần
tự, trật tự, học tập cũng dễ dàng.
Thời cổ, toàn thế giới chưa
có ký hiệu hoá học thống nhất, gây trở ngại cho hoá học phát triển.
Từ năm 1860, thế giới đã chế định được kí hiệu nguyên tử thống nhất,
khiến cho giữa các nhà khoa học các nước có được ngôn ngữ hoá học
thống nhất, giống nhau.
Kí hiệu hoá học của một
nguyên tố giống như chữ cái trong tiếng Anh. Tiếng Anh có 26 chữ cái,
còn kí hiệu nguyên tố hoá học hiện nay đã có hơn 100. Sở dĩ như vậy vì
kí hiệu nguyên tố là do một hoặc hai chữ cái trở nên cấu tạo thành:
Chữ cái thứ nhất được viết to, còn chữ cái thứ hai được viết nhỏ. Kí
hiệu nguyên tố có ba ý nghĩa: Một là biểu đạt một nguyên tử của nguyên
tố đó; hai là, một mol nguyên tử của nguyên tố đó. Ví dụ: kí hiệu Ca
là đại biểu cho nguyên tố canxi, 1 nguyên tử canxi, hoặc đại biểu cho
một mol nguyên tử canxi.
Kí hiệu nguyên tố hoá học
dùng chữ cái đầu tiên theo tên gọi theo tiếng Latinh để biểu thị. Có
một số nguyên tố hoá học mà chữ cái đầu theo tên gọi tiếng Latinh là
giống nhau thì ghi thêm vào bên cạnh chữ cái đó một chữ cái viết nhỏ
lại; chữ cái viết nhỏ lại này là chữ cái thứ hai của tên gọi theo
tiếng Lainh của nguyên tố đó; ví dụ sắt viết là Fe (ferrum), đồng viết
là Cu (cuprum). Nếu chữ cái thứ nhất, thứ hai theo tên gọi bằng tiếng
Latinh của các nguyên tố là giống nhau thì dùng chứ cái thứ ba theo
tên gọi Latinh của nguyên tố làm chứ cái viết nhỏ lại. Ví dụ: asen
(arsenikos), bạc (argentum), argon theo tên gọi Latinh đều có chữ cái 1
và 2 là "Ar", thì sẽ kí hiệu là phân biệt là As, Ag, Ar.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét